Ân Sủng Vô Cùng Trọng Đại

08:02 |

Lời Chúa

1. Lịch Sử:

Năm 1931 chính Chúa Giêsu hiện ra với Thánh Nữ FAUSTINA và dạy cho chị về ưu-phẩm đặc biệt nhất của Thiên Chúa là LÒNG THƯƠNG XÓT. Chị Thánh đã ghi chép những lời Chúa dạy trong cuốn Nhật Ký Lòng Thương Xót Chúa. Chúa dạy chị hãy đọc Chuỗi Kinh Thương Xót để có thể “ngăn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa hòng đổ xuống cho toàn nhân loại” (NK. 476). “NhờCHUỖI KINH THƯƠNG XÓT, Thiên Chúa không thực hiện án phạt công thẳng xuống thế gian” (NK. 475)

2. Ân Sủng Vô Cùng Trọng Đại:

Chúa Giêsu hứa ban Ân Sủng vô cùng trọng đại cho những ai siêng năng lần CHUỖI KINH THƯƠNG XÓT. Sau đây là lời hứa của Chúa:
- Ai năng lần CHUỖI KINH THƯƠNG XÓT sẽ được Hòa-Giải với Thiên Chúa (NK. 476) và đem nhân loại gần Chúa hơn (NK. 929)
- Sẽ nhận được LÒNG THƯƠNG XÓT của Chúa trong giờ lâm tử (NK. 687)
- Tội nhân dù chai đá, cứng lòng đến mấy, nhưng nếu đọc CHUỖI KINH THƯƠNG XÓT-dù chỉ một lần mà thôi- cũng sẽ nhận được Lòng Thương Xót Vô Cùng của Chúa (NK. 687)
- Mọi sự đều có thể khẩn cầu Thiên Chúa được, nhờ CHUỖI KINH THƯƠNG XÓT.
- Chúa phán: “Khi những tội nhân cứng lòng lần CHUỖI KINH THƯƠNG XÓT, thì Cha sẽ đổ đầy An Bình của Cha cho linh hồn ấy, giờ chết của họ SẼ LÀ GIỜ HẠNH PHÚC”
- Khi có ai đọc CHUỖI KINH THƯƠNG XÓT cho người hấp-hối chết, thì Cha sẽ đứng giữa người hấp hối đó và Thiên Chúa Cha, không với tư-cách là Thẩm Phán chí-công, nhưng là Đấng Cứu Độ khoan dung từ ái (NK. 1541)
- Đối với những ai siêng năng lần CHUỖI KINH THƯƠNG XÓT thì Cha sẽ bảo-vệ linh hồn ấy như bảo vệ chính Vinh Quang của Cha (NK. 811)
** Chúa phán:“Cha khao khát lòng TÍN THÁC từ các thụ-tạo của Cha. Con hãy khuyên các linh hồn hết lòng Tín-Thác nơi LÒNG THƯƠNG XÓT vô-biên của Cha…Chớ chi các linh hồn tội lỗi và yếu đuối đừng bao giờ sợ đến với Cha- dù tội của họ có hằng hà sa số như cát đại dương đi nữa, thì tất cả những tội lỗi ấy cũng chìm hết trong Vực Thẳm Tình Yêu Thương Xót của Cha” (NK. 1059)

3. Về Đại Lễ Tôn Thờ Lòng Thương Xót Chúa

Chúa Giêsu phán với Thánh Nữ Faustina rằng: “Ai xưng tội, Rước Lễ trong ngày lễ này (Chúa Nhật thứ I sau Lễ Phục Sinh), thì Cha sẽ ban Ơn THA THỨ cho người ấy mọi hình phạt và tội lỗi của họ” (NK. 300 + 699). Và trong ngày trọng-đại này, Cha sẽ tuôn đổ Đại DươngLÒNG THƯƠNG XÓT và ÂN SỦNG của Cha cho những ai chạy đếnLÒNG THƯƠNG XÓT của Cha” (NK. 699)
Chúa phán thêm: “Bất cứ ai tới SUỐI NGUỒN SỰ SỐNG trong ngày Lễ này sẽ được hoàn toàn thứ tha mọi tội và hình phạt” (NK. 300)

4. Về Ảnh Lòng Thương Xót Chúa:

Đây là lời hứa trọng đại Chúa hứa cho những ai tôn thờ Ảnh Lòng Thương Xót Chúa tại tư-gia hay nơi làm việc SẼ KHÔNG BỊ HƯ MẤT ĐỜI ĐỜI. Chúa còn phán: “Cha hứa cho họ chiến thắng mọi kẻ thù và đến giờ chết Cha sẽ bảo vệ họ như bảo vệ Vinh Quang của Cha”.

5. Điều Kiện Để Được Chúa Thương Xót:

Muốn được Thiên Chúa Thương Xót, chúng ta cần làm 3 điều sau đây:(Xin nhớ 3 chữ T)
  • Tôn thờ Lòng Thương Xót Chúa
  • Thỉnh cầu Lòng Thương Xót Chúa
  • Thực thi Lòng Thương Xót đối với tha nhân.

6. Lần Chuỗi Lòng Thương Xót:

· Đọc một Kinh Lạy Cha, một Kinh Kính Mừng, và một Kinh Tin Kính
· HẠT LỚN đọc: Lạy Cha Hằng Hữu! Con xin dâng lên Cha Mình và Máu, Linh Hồn và Thần Tính của Con Rất Yêu Dấu Cha là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con để đền vì tội lỗi chúng con và toàn thế giới!
· HẠT NHỎ (đọc 10 lần):
Vì cuộc Khổ Nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô,
Xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới
* ĐỂ KẾT THÚC (đọc 3 lần):
Lạy Đấng Chí Thánh là Thiên Chúa Toàn Năng Hằng Hữu!
Xin thương xót chúng con và toàn thế giới!

Kinh Khẩn Cầu Lòng Thương Xót Chúa

Ôi Thiên Chúa! Đấng đầy lòng trắc-ẩn, Đấng duy-nhất tốt lành, con chạy đến khẩn cầu lòng Thương Xót Chúa, mặc dầu sự khốn nạn của con rất to lớn, và những xúc phạm của con quá nhiều, nhưng con tín thác vào tình thương của Chúa, bởi vì Chúa là Đấng Thương Xót. Từ xưa tới nay chưa từng nghe có ai tín-thác nơi Lòng Thương Xót Chúa mà phải thất-vọng.
Ôi Thiên Chúa nhân từ! Chỉ mình Chúa mới thánh hóa được con. Chúa không bao giờ từ chối khi con thống-hối, ăn năn chạy tới Lòng Thương Xót Chúa, nơi mà chưa có linh hồn nào bị từ chối, mặc dầu họ là linh hồn vô cùng tội lỗi (NK 1730). Vì Chúa đã bảo đảm với con rằng: “Thà trời đất biến thành hư-vô còn hơn Lòng Thương Xót của Cha lại không ấp-ủ một linh hồn tín thác”. (NK. 1777).
Lạy Chúa Giêsu là bạn tri-kỷ của các trái tim lẻ loi, cô-độc, Chúa là Thiên Đàng, là An Bình của con, là Đấng Cứu-Độ con, là Niềm An vui trong những lúc chiến đấu giữa biển ngờ vực. Chúa là ánh sáng chiếu soi lối đường con đi, Chúa là tất cả của linh hồn con!. Chúa là Đấng thông biết mọi sự, Chúa thấu hiểu cả khi con im lặng, Chúa thông cảm nỗi yếu đuối của con. Như một Lương Y Tốt Lành, Chúa an ủi, chữa lành những đau đớn của chúng con . Amen

Kinh Xin Ơn Biết Xót Thương Người Khác

Lạy Chúa Ba Ngôi Chí Thánh! Bao nhiêu hơi thở của con, bao nhiêu lần nhịp tim con đập, bao nhiêu lần dòng máu tuần hoàn trong thân xác, là bấy nhiêu ngàn lần con muốn tôn vinh LÒNG THƯƠNG XÓT Chúa.
Ôi, con ước ao được hoàn toàn biến mình thành LÒNG THƯƠNG XÓT của Chúa và phản-ảnh sống động Tình Yêu ngút ngàn dấu-ái của Chúa!
Chúa ơi! Ước chi Lòng Thương Xót khôn dò của Chúa là Ưu-Phẩm cao cả nhất trong các Ưu-Phẩm nơi bản tính của Chúa tràn qua trái tim và linh hồn con để đến với mọi người.
Xin Chúa cho con đôi mắt biết thương xót, để không bao giờ con nghi ngờ hay xét đoán người khác theo dáng vẻ bên ngoài mà luôn nhìn vẻ đẹp trong linh hồn tha nhân, để con giúp họ.
Xin Chúa cho con đôi tai biết thương xót, để con luôn lắng nghe mọi nhu-cầu của tha nhân, và không bao giờ lãnh-đạm trước những thống khổ, than van của họ.
Xin Chúa cho con miệng lưỡi biết thương xót, để con không bao giờ nói những lời tiêu-cực về người khác nhưng luôn nói những lời yêu thương, an ủi và tha thứ.
Xin Chúa cho con đôi tay biết thương xót, để con có thể làm nhiều việc thiện cho tha nhân, sẵn sàng gánh vác những công việc nặng nhọc và khó khăn.
Xin Chúa cho con đôi chân biết thương xót, để con mau mắn đi tới những người xấu số, bất hạnh để giúp đỡ, ủi an. Cho con chỉ nghỉ ngơi thực sự khi giúp đỡ và phục vụ tha nhân.
Lạy Chúa! Xin ban cho con một trái tim biết thương xót, để con có thê cảm-nghiệm mọi nỗi cơ cực, khổ đau của tha nhân và không từ chối giúp đỡ bất cứ ai cần tới sự giúp đỡ của con. Xin cho trái tim con luôn náu-ẩn trong Thánh Tâm Chúa . Chớ chi Lòng Thương Xót vô biên của Chúa luôn ngự trị trong trái tim con!
Lạy Chúa! Xin dạy con thực hành 3 mức độ thương xót: Thứ nhất: Hành Động thương xót. Thứ Hai: Lời nói thương xót nếu không thể thực hành lòng thương xót. Thứ Ba: Cầu Nguyện nếu con không thể biểu lộ tình thương bằng lời nói hay việc làm.
Lạy Chúa Giêsu! Xin Chúa cho con chính trái tim của Chúa, để con yêu thương hết mọi người, để con luôn nhạy cảm đối với mọi thống khổ xác hồn của tha nhân . Ôi Chúa Giêsu vô cùng khoan dung và từ ái! Con biết: Chúa phán xét con theo cách chúng con đối xử với tha nhân, xin Chúa biến trái tim con nên giống Thánh Tâm Chúa (NK 692) để con cảm nhận được nhu cầu của các tâm hồn, nhất là những ai bất-hạnh và khổ đau. Xin cho cuộc đời trần thế của con nẩy sinh thật nhiều Hoa Trái của Yêu Thương và Bác Ái.
Ôi, lạy Chúa Giêsu! Xin biến đổi con nên giống Chúa là chính NGUỒN MẠCH THƯƠNG XÓT VÔ TẬN. Amen.
Đọc thêm…
Comments
0 Comments

Ơn Toàn Xá Ngày Kính Lòng Thương Xót Chúa

20:09 |


Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã quyết định các tín hữu có thể được hưởng ơn toàn xá trong ngày Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa vào Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh. Quyết định trên đây được công bố trong sắc lệnh của Tòa Ân Giải Tối Cao đăng trên báo Quan Sát Viên Rôma của Tòa Thánh.
Sắc lệnh khẳng định rằng ơn toàn xá được ban với những điều kiện thường lệ là xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha cho những tín hữu nào trong ngày Chúa Nhật thứ hai sau lễ Phục Sinh tức là Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa tại bất kỳ nhà thờ nào có lòng quyết tâm từ bỏ mọi quyến luyến tội lỗi kể cả tội nhẹ và tham dự vào các việc đạo đức tôn vinh lòng từ bi Chúa hay ít là đọc Kinh Lạy Cha và Kinh Tin Kính cùng với sự kêu cầu Chúa Giêsu từ bi trước sự hiện diện của Mình Thánh Chúa được trưng bày công khai hoặc giữ trong nhà tạm.
Đọc thêm…
Comments
0 Comments

Để xứng đáng mừng ngày lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa, chúng ta cần:

20:08 |

1.    Đón mừng lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa vào Chủ Nhật đầu tiên sau Lễ Phục Sinh (Chúa Nhật II Phục Sinh)
2.    Thành tâm thống hối ăn năn tất cả tội lỗi của chúng ta
3.    Đặt tin tưởng tuyệt đối vào Chúa Giêsu
4.    Đi xưng tội, tốt nhất là nên xưng tội trước ngày Chúa Nhật của ngày lễ này
5.    Rước Mình và Máu Thánh Chúa trong ngày lễ này
6.    Tôn kính thánh ảnh Lòng Thương Xót Chúa
7.    Đối xử đầu thương xót với mọi người qua hành động, lời nói, việc làm và cầu nguyện cho thay cho họ.
Đọc thêm…
Comments
0 Comments

Chuẩn Bị Tâm Hồn Cho Xứng Đáng

20:08 |


Nhận phép Hóa Giải là phương pháp duy nhất để chúng ta sửa soạn đón mừng ngày Chủ Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa.   Đức Hồng-Y Francis Macharski của giáo phận Krakow Ba-Lan đã giải thích trong thơ gởi cho giáo phận của ngài là chúng ta không phải chỉ được gọi để khẩn cầu sự khoan hồng trong đức tin nhưng chúng ta cũng cầu xin để có được lòng nhân hậu.
“Tính nhân hậu nơi chúng ta cần có sự chuẩn bị.  Nếu không thể hiện lòng khoan nhân qua hành động thì sự nhất tâm ấy không chân thật.  Không những Chúa thể hiện lòng thương xót của ngài cùng chúng ta mà thôi, đồng thời Ngài còn đòi hỏi mọi người phải có cuộc sống tràn đầy yêu thương và lòng nhân hậu.  Đức Thánh Cha dạy rằng đây chính là điểm trọng tâm của Kinh Thánh  (Giàu lòng thương xót, 3)- đây chính là điều luật của tình yêu và sự hứa hẹn:  “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5:7).  Hãy có lòng tha thứ và lòng nhân hậu chân thật, và toàn diện với lời nói tốt lành, qua hành động và lời cầu nguyện cho mọi người!”

Những lời Chúa gởi đến cho chúng ta qua Thánh Faustina về những điều kiện tối thiểu để nhận được lòng nhân từ rất rõ rệt và không thể nhầm lẫn hay hiểu sai lệch:
“Đúng vậy, Chúa Nhật đầu tiên sau Phục Sinh là lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa, nhưng phải làm những việc có liên quan đến lòng khoan dung….Ta đòi hỏi nơi các con hành động qua cử chỉ nhân đạo và khoan dung, được nảy sinh ra từ lòng kính yêu Ta.  Các con luôn luôn phải có lòng nhân đạo đối với những người chung quanh các con, và khắp mọi nơi.  Các con không được chùn bước trong việc này hay tìm lý do bào chữa hay tự mình lẩn tránh trách nhiệm. (742).
Đọc thêm…
Comments
0 Comments

Ân Huệ Đặc Biệt

20:07 |


Thiên Chúa nhấn mạnh, qua lời hứa, giá trị tột đỉnh của bí tích Hóa Giải và bí tích Thánh Thể là mầu nhiệm từ  lòng nhân từ của Chúa.  Chúa muốn chúng ta ý thức điều này, Bánh Thánh chính là Mình, Máu, Linh Hồn và Thiên Tính của Chúa Giêsu, đó là “Nguồn Mạch Sự Sống” (số 300).  Phép Thánh Thể là Chúa Giêsu, chính Ngài là Chúa Sự Sống, mong mỏi đổ tràn đầy sự thương xót của chính Ngài vào trong tâm hồn của chúng ta.
Tại sao Thiên Chúa phải nhấn mạnh điều này?  Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta vẫn chưa thật sự ý thức về điều này.  Họ cảm thấy không cần thiết rước Mình và Máu Thánh Chúa hay lên rước lễ vì đó là một thói quen bình thường.  Như Thánh Phao Lô đã viết trong thư gởi đến tín hữu thành Côrintô, họ đã nhận lãnh Mình và Máu Thánh của Thiên Chúa một cách bất xứng, “vì họ không cảm nhận được đó là Mình và máu Thánh của Thiên Chúa” (I Cor 11:27-29)

Qua sự mặc khải của Ngài cùng Thánh Faustina, Thiên Chúa đã cho chúng ta thấy rằng Ngài đã hiến thân cho chúng ta qua phép Thánh Thể và Ngài cảm thấy tổn thương khi chúng ta thờ ơ lãnh đạm trước sự hiện diện của Ngài.
“Niềm vui sướng nhất của Ta là được hợp nhất với các linh hồn… Khi Ta đến trong tâm hồn của loài người qua phép Thánh Thể, hai tay của Ta tràn đầy ân sủng khác nhau mà Ta muốn ban phát cho các linh hồn.  Nhưng những linh hồn không chú ý đến Ta; họ lãnh đạm bỏ mặc Ta và bận rộn với những việc riêng tư khác.  Ôi!  Ta rất buồn khi thấy những linh hồn không nhận biết được tình yêu của Ta!  Họ đối xử với ta như một vật vô tri (số 1385).

“Ta rất đau lòng khi các linh hồn lãnh nhận bí tích yêu thương như là một thói quen, hầu như họ không cảm nghiệm được của ăn này. Ta nhìn thấy được họ không có đức tin hay tình yêu đối với Ta trong trái tim của họ.  Tốt hơn hết là họ đừng đến nhận lãnh Ta.”(số 1288)

“Thật đau khổ cho Ta khi thấy rất ít linh hồn biết thường xuyên kết hợp họ với Ta trong phép Thánh Thể .  Ta chờ đợi họ, nhưng họ vẫn vô tình không nhận ra Ta.  Ta muốn đổ tràn ngập hồng ân trên họ, nhưng họ lại chối từ ơn này.  Họ xử với ta như vật vô tri, khi mà trái tim của Ta tràn đầy tình yêu và lòng khoan nhân.  Để có thể nhìn nhận được phần nào sự đau khổ của Ta, hãy hình dung qua hình ảnh người mẹ dịu hiền thương yêu con của mình tha thiết, nhưng những người con này lại chà đạp trên tình yêu của người mẹ.  Hãy thử tưởng tượng về nỗi đau lòng của người mẹ.  Không một ai có thể làm xoa dịu sự đau khổ của bà.  Tình yêu của Ta dành cho các con cũng giống như tình người mẹ nhưng mãnh liệt hơn rất nhiều. (số 1447)

Vì vậy lời hứa hoàn toàn tha thứ tội lỗi của Thiên Chúa là lời nhắc nhở cũng như lời kêu gọi chúng ta.  Ngài  muốn nhắc nhở chúng ta là Chúa Giêsu thực sự hiện diện và đang sống trong Bí Tích Thánh Thể, đầy lòng thương yêu chúng ta và đang chờ chúng ta quay trở lại với lòng tin tưởng nơi Ngài.  Ngài kêu gọi chúng ta rửa sạch tất cả tội lỗi trong Tình yêu của Ngài qua bí tích Hòa Giải và bí tích Thánh Thể - bất kể tội lỗi của chúng ta ghê gớm đến thế nào đi chăng nữa– và bắt đầu một cuộc sống mới.  Ngài ban cho chúng ta một khởi đầu mới.
Đọc thêm…
Comments
0 Comments

Lời Hứa đặc biệt về Lòng Thương Xót Chúa

20:07 |

Chúa hứa ban ơn tha thứ mọi tội lỗi và hình phạt cho chúng ta vào ngày lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa đã được ghi lại 3 lần trong cuốn nhật ký của Thánh Faustina, mỗi lần một cách hơi khác nhau: “Ta muốn ban ân xá cho những linh hồn đã đi xưng tội và rước Mình và Máu Thánh Chúa trong ngày lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa” (số 1109)
Bất cứ ai đến cầu xin Nguồn Mạch Sự Sống trong ngày này thì mọi tội lỗi và hình phạt sẽ được hoàn toàn tha thứ” (số 300)
“Những linh hồn đi xưng tội và rước Mình và Máu Thánh Chúa sẽ được đón nhận ơn tha thứ triệt để cho tội lỗi lẫn hình phạt” (số 699)”
Đọc thêm…
Comments
0 Comments

Sự tôn sùng Ảnh Lòng Thương Xót Chúa

20:07 |


Hình ảnh Chúa Giêsu, Lòng Thương Xót Chúa, phải có một nơi vinh dự nhất vào ngày mừng lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa, hình ảnh của Ngài cũng nhắc cho ta tưởng nhớ về cuộc Khổ Nạn, sự Chết và sự Phục-Sinh mà Ngài đã trải qua vì chúng ta, và cũng để nhắc nhở điều mà Chúa đòi hỏi chúng ta đáp trả cho Ngài – tuyệt đối tin tưởng nơi Ngài và khoan dung với mọi người:
“Ta muốn hình ảnh Ta phải được tôn kính trong ngày Chúa Nhật đầu tiên sau Phục Sinh, và ta muốn điều này phải được tôn vinh một cách công khai để các linh hồn biết về điều này” (số 341)
Đọc thêm…
Comments
0 Comments

Lễ Kính Lòng Thương Xót

20:06 |


Trong tất cả những yếu tố của việc sùng kính Lòng Thương Xót, qua Thánh Nữ Faustina, Chúa đã yêu cầu ngày lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa phải được đặt ưu tiên lên hàng đầu. Thánh ý của Chúa đã được tỏ ra cho biết trong lần mặc khải đầu tiên với thánh nữ. Trong đó, tất cả 14 mặc khải có liên quan đến những điều mà Chúa mong muốn về ngày lễ này.
Thật vậy, Chúa Giêsu đã đích thân chỉ định theo ý muốn của Ngài cho từng ngày trong tuần Cửu Nhật để cầu nguyện chuẩn bị cho ngày lễ này một cách trọng thể. Ngài nhấn mạnh, “Hãy làm tất cả những điều mà các con có thể làm cho công việc của Lòng Thương Xót. Ngài nói tiếp: “Trái tim Ta hoan hỉ trong ngày lễ này.” Thánh Faustina đã kết luận: “Qua những lời này, tôi nhận thức được rằng không điều gì có thể phân tán nghĩa vụ mà Chúa đã đòi hỏi nơi tôi” (Nhật ký, số 998)

Ý muốn của Thiên Chúa thể hiện rõ về việc Ngài muốn ngày lễ này phải được cử hành vào ngày Chúa Nhật đầu tiên sau lễ Phục Sinh. Ngài liên kết ngày lễ này vào Chúa Nhật đã được chỉ định qua 8 lần mạc khải: Nhật ký số 49,88,280,299,341,570,699, và 742. Ngụ ý của Chúa về sự liên kết giữa ngày lễ với ngày Chúa Nhật được thể hiện đôi lần và được ghi lại trong cuốn nhật ký của vị Thánh này (xin xem nhật ký số 420, 89).

Ngày “Chúa Nhật đầu tiên ngay sau lễ Phục Sinh”- đã được chỉ định trong sách các Giờ Kinh Phụng Vụ và cử hành Thánh Thể, cũng như “Ngày bát nhật Phục Sinh” đã được chính thức gọi là Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh sau việc canh tân phụng vụ của công đồng Vatican II. Ngày nay, sắc lệnh của Công Đồng về Phụng Vụ Thánh và giới luật các Bí tích, tên phụng vụ của ngày này đã đuợc thay đổi là: “Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh, hay Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa.”
Đức Giáo Hoàng John Paul II cũng đã tuyên bố về sự thay đổi này trong bài diễn văn của ngài trong buổi lễ phong Thánh cho Thánh nữ Faustina vào ngày 30 tháng 4 năm 2000. Hôm ấy, ngài tuyên bố: “Một điều rất quan trọng là chúng ta nên công nhận toàn bộ thông điệp đã đến với chúng ta qua Lời của Chúa trong ngày Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh, vì thế từ đây trở đi toàn thể giáo hội sẽ tuyên xưng ngày này là “Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa”.

Qua những lời của “toàn bộ bức thông điệp”, Đức Thánh Cha đã ám chỉ về sự liên kết chặt chẽ giữa “Mầu nhiệm Phục Sinh của sự Cứu chuộc” - sự đau khổ, sự chết, sự mai táng, sự phục sinh, và sự thăng thiên của Chúa Cứu Thế, kế đó là việc gởi Chúa Thánh Thần đến – và ngày lễ Kính Lòng Thương Xót, Ngày bát nhật Phục Sinh.
Liên quan về điều này, Đức Thánh Cha đã nói, trích lời đáp ca Thánh vịnh mà Giáo hội hát như nhận từ môi miệng của Chúa, lời của Thánh vịnh “hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, đến muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương  Tv 118:1, sau đó, Đức Thánh Cha khai thác sự liên kết nhiều thêm nữa: “[Điều này đến] từ môi miệng của Chúa phục sinh, là Đấng mang thông điệp Lòng Thương Xót Chúa và trao việc phục vụ này cho các tông đồ ở Căn Phòng Lầu Trên: ”Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” Nói Xong Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20:21-23)
.
Qua những điều Đức Thánh Cha đã liên tục nhắn nhủ, cho thấy rõ tại sao Chúa Giêsu thường nhắc nhở hình ảnh cực thánh của chính Ngài là Lòng Thương xót Chúa cần được toàn thế giới sùng kính trong ngày lễ Chúa Nhật này (xin xem nhật ký số 49, 88, 299, 341, 570 và 742). Đức Thánh Cha tuyên bố: “Trước khi lên tiếng, Chúa Giêsu đã chỉ cho thấy dấu thánh nơi hai tay và cạnh sườn của Ngài. Ngài chỉ vào những vết thương cuộc Khổ Nạn, đặc biệt là vết thương trong trái tim của Ngài, chính là mạch nguồn tuôn chảy như sóng trào dâng lòng  thương xót đổ tràn trên nhân loại.
Từ trái tim đó, Sơ Faustina Kowalska, một chân phước từ giây phút này trở đi sẽ được chúng ta gọi là một vị thánh, đã nhìn thấy hai luồng ánh sáng phát xuất từ trái tim của Chúa và tỏa sáng trên toàn thế giới: ‘Hai luồng ánh sáng, biểu tượng cho máu và nước’, chính Chúa Giêsu đã giải thích ý nghĩa về điều này cho Thánh Faustina. (Nhật ký, 299).

“Máu và nước! Ngay lập tức, chúng ta nhớ lại lời chứng từ của thánh Gioan tin mừng, “bấy giờ, một người quan lính lấy giáo đâm vào cạnh cườn sườn Người. Tức thì máu cùng nước chảy ra (cf. Ga 19:34). Hơn nữa, nếu máu là sự hy sinh của Chúa trên thánh giá và là của lễ của Thánh Lễ, thì nước, trong biểu tượng Johannine, tượng trưng không chỉ về Phép Rửa mà thôi, mà còn là quà tặng của Chúa Thánh Thần (cf Ga 3:5; 4:14, 7:37-39).

Lòng Thương Xót Chúa đến với nhân loại phát xuất từ trái tim của Chúa Giêsu trên thánh giá: Chúa Giêsu đã yêu cầu Thánh Faustina ‘Hỡi người con gái của Ta, hãy rao truyền, [cho tất cả mọi người] rằng chính Ta là [hiện thân] Thiên Chúa của Tình Yêu & Nhân Hậu (Nhật ký, số 1074). Chúa Giêsu đổ tràn đầy lòng thương xót của Ngài trên nhân loại qua việc gởi Thánh Thần Chúa, trong Ba Ngôi Thiên Chúa đến, là Người-Tình-Yêu. Và phải chăng tình yêu danh xưng thứ hai được hiểu trong khía cạnh sâu thẳm và dịu hiền nhất, là trong khả năng mang lấy trên mình gánh nặng của mọi nhu cầu và đặc biệt là trong khả năng bao la của sự tha thứ?

Qua sự hướng dẫn của Đức Thánh Cha trong nghi thức trọng thể nhất của Ngài “hiện diện qua đời sống và bằng chứng của Thánh Faustina Kowalska chính là phần thưởng của Chúa gởi đến cho nhân loại vào thời đại này,” suy luận điều này cho thấy đây là thời điểm xứng đáng nhất, thích hợp nhất, để tôn vinh trọng thể Lòng Thương Xót Chúa  ngay vào đúng sau ngày lễ Phục Sinh, nhắc lại sự đạt đến cùng đích của Đấng Cứu Thế.

Thánh Augustine đã gọi tám ngày Phục Sinh (điều mà phụng vụ Giáo hội xem như là một ngày – (ngày của tạo dựng mới) là “ngày khoan hồng và ân xá.”  Thánh Augustine gọi Chúa Nhật Phục Sinh “Tóm lượt những ngày của lòng thương xót” (bài giảng 156, Dom. In Albis).  Đây cũng chính là điều mà Thiên Chúa nhắc nhở Thánh Faustina về lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa [nhật ký, số 88].  Vì thế cho nên chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Đức Thánh Cha Gioan Phao-Lô II tuyên bố trong cuộc hành hương viếng thăm mộ phần của Thánh Faustina vào ngày 7 tháng 6, năm 1997:  “Tôi dâng lời cảm tạ lên Thiên Chúa toàn năng vì Ngài đã cho cá nhân tôi được góp phần vào việc thành lập ngày lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa một cách hòan hảo theo Thánh Ý của Chúa.”

Đọc thêm…
Comments
0 Comments

“Chúa Giêsu hiện diện ngay trong tòa giải tội”

20:05 |


Mặc dù ma quỷ đã tìm mọi cách gây nhiều tai tiếng làm mất thể diện, và tín nhiệm cho nhiều linh mục Công Giáo, do đó nhiều người Công Giáo đã bỏ đạo nhưng –một ngày gần đây- họ sẽ trở về để củng cố lại đức tin của họ. Lý do là Giáo hội mừng một ngày lễ mới vào Chúa Nhật đầu tiên ngay sau lễ Phục Sinh. Nhiều người có thể thắc mắc “Ngày Lễ mới đó là gì?” Đó là lễ “Kính Lòng Thương Xót Chúa”. Giáo hội Công Giáo đã mừng ngày lễ này trong nhiều năm qua, kể từ khi tòa thánh Vatican đã chính thức công nhận vào ngày 30 tháng 4 năm Đại Xá 2000. Nhiều người tự hỏi: “Tại sao các tín hữu Công Giáo lại muốn trở lại đạo?” Vì chính Chúa Giêsu đã hứa sẽ hoàn toàn tha thứ tất cả mọi tội lỗi và hình phạt trong ngày lễ này, kể cả những tội được coi là đáng ghê tởm nhất. Lòng nhân từ khoan dung bao la của Thiên Chúa là ban cho nhân loại một cơ hội cuối.

Chúa Giêsu đã hứa điều này khi nào và làm thế nào để nhận biết được? Chúa Giêsu đã trao mệnh lệnh của Chúa Cha qua Thánh Faustina. Vào năm 1930, Thánh Faustina đã ghi lại đầy đủ chi tiết trong cuốn nhật ký. Nhiệm vụ của chị là ghi lại tất cả mọi điều mà Chúa muốn nhân loại nhận biết về lòng khoan dung, nhân từ của Chúa trước khi Chúa trở lại vào ngày phán xét. Để  đón nhận đặc ân này, chúng ta phải đi xưng tội và rước Mình Thánh Chúa trong ngày lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa, ngày lễ mang tên Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa mà giáo hội trên toàn cầu sùng kính. Chúa Giêsu phán, “Những ai tìm đến Nguồn Mạch Sự Sống trong ngày này sẽ nhận được ơn tha thứ triệt để - cả tội lẫn hình phạt.” (nhật ký, số 300) Để xứng đáng rước Mình và Máu Thánh Chúa thì tâm hồn chúng ta phải trong sạch  và không mắc tội trọng. Hiện nay, có bao nhiêu người rước Mình và Máu Thánh Chúa trong khi linh hồn vẫn vướng tội trọng? Khi chúng ta chưa đi xưng tội để linh hồn được thanh sạch mà lên rước Mình, Máu, Linh Hồn và Thiên Tính của Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể, thì linh hồn chúng ta sẽ vướng tội càng nặng hơn nữa. Những người đã quá lâu không đi xưng tội thì đây chính là dịp Chúa khuyến khích chúng ta đến với Chúa để được đón nhận ơn đại xá mà Chúa đã hứa ban cho chúng ta, với lòng tin tưởng và phó thác tuyệt đối trước khi Chúa trở lại trong một ngày gần đây.

Trong nhật ký  Thánh nữ Faustina đã ghi lại rằng, Chúa Giêsu đã cho chị biết chính Chúa sẽ hiện diện ngay trong tòa giải tội. Chúa phán cùng chị, “Khi con vào trong tòa giải tội, thì hãy biết rằng, chính Ta đang hiện diện ở đó và đang chờ đón con. Ta sẽ ẩn mình qua vị linh mục ngồi tòa, nhưng chính Ta sẽ tác động trên linh hồn con. Đây là lúc mà các linh hồn bất hạnh nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa. Hãy cho các linh hồn biết đây là nguồn mạch sự sống, nếu họ biết đặt niềm tin tưởng tuyệt đối vào Ta thì lòng nhân từ của Ta cũng sẽ không có giới hạn.” (số 1602)

Chúa Giêsu biết ngày hôm nay, nhân loại rất cần đón nghe những lời này của Chúa, vì thế Chúa tiếp tục phán: “Hãy đến dưới chân vị đại diện của Ta với lòng tin… và hãy xưng tội trước vị linh mục mà Ta đang dùng họ; hãy mở rộng tâm hồn ra như là con đang xưng tội với Ta, thì Ta sẽ chiếu tràn ngập ánh sáng chân lý của Ta trên con.” (số 1725) “Đây là lúc linh hồn khốn khổ được Thiên Chúa rộng lượng khoan hồng.” (số 1602)

Nhiều người nghĩ rằng tội của họ không thể tha thứ được, nhưng Chúa Giêsu đã phán, “Cho dù linh hồn giống như xác chết mục nát, qua cái nhìn của loài người, họ không còn có hy vọng phục hồi và mọi sự đã hoàn toàn vô phương cứu chữa, nhưng đối với Thiên Chúa thì không phải như vậy. Mầu nhiệm của Lòng Thương Xót Chúa sẽ phục hồi trở lại những linh hồn đó một cách toàn diện. Trong tòa án thương xót (tòa giải tội), nhiều phép lạ trọng đại vẫn thường  xảy ra.” (số 1448) “Đây là lúc linh hồn khốn khổ được Thiên Chúa rộng lượng khoan hồng.” (số 1602) Tất cả mọi tội lỗi vượt ngoài sự tưởng tượng đều được Chúa lượng thứ!
Rất nhiều người bị mặc cảm tội lỗi đè nặng và vì lòng kiêu hãnh, tính tự phụ đã khiến họ trốn tránh đến tòa cáo giải để xưng tội. Họ sống trong trạng thái đau khổ, bất an. Chúa Giêsu phán, “Ôi! thật là đau buồn cho những ai không biết lợi dụng cơ hội đón nhận sự màu nhiệm từ lòng khoan dung của Ta! Họ sẽ phải kêu van vô hiệu quả, nhưng đến lúc đó thì đã quá muộn.” (số 1448) “Hãy nói với những linh hồn đang đau khổ tìm đến nương tựa vào trái tim khoan hồng của Ta, thì Ta sẽ ban cho họ tràn đầy bình an.”(số 1074) “Không có một đau khổ tội lỗi nào có thể lớn hơn lòng khoan dung của Ta.” (số 1273) Chúa Giêsu đến để tha thứ cho những ai phạm tội và thật là dại dột cho những ai chối từ Ngài.

Vào chiều ngày Chúa Phục sinh, Chúa Giêsu đã hiện ra với các tông đồ và việc làm đầu tiên của Chúa là ban cho họ quyền năng để tha tội (Gioan 20:19-31). Điều này đã được thể hiện qua quyền năng của Chúa Thánh Thần. Điều này chắc chắn thể hiện Thánh Ý của Chúa là không phải Ngài dành riêng cho các tông đồ đặc ân được quyền tha tội mà thôi, nhưng hơn thế nữa, cho thấy quyền năng đó được ban xuống qua Chúa Thánh Thần đến trên các linh mục ngày nay. Vì thế việc ăn năn tội là một cảm nghiệm như tâm hồn được nâng cao lên; chúng ta thật sự được chính Chúa ban cho nhiều hồng ân từ trời và mọi tội lỗi đều được tha thứ!

Phần đông chúng ta không dành nhiều thời giờ để nghĩ đến tương lai. Có thể nhiều người nghĩ rằng họ tài giỏi, lỗi lạc và thành công trong cuộc sống, nhưng điều gì có thể so sánh được với sự vĩnh cửu? Cha của sự gian dối (ma quỷ) đã khiến cho con người chỉ chú trọng vào đời sống tạm bợ mà không nghĩ đến những gì sẽ xảy ra về đời sống vĩnh cửu. Nếu bạn thật sự muốn là người khôn ngoan, thì hãy nghĩ đến chiều hướng mà bạn đang tiến đến để có được đời sống vĩnh cửu. Chúng ta sẽ ở nơi đó muôn đời. Nhiều người đã không tin có lửa hỏa ngục. Thật rất đáng tiếc, chính họ thường sẽ là những người đến và ở lại nơi đó. Hãy khôn ngoan sáng suốt, suy nghĩ về điều này!

Hãy nhớ lời Chúa Giêsu phán, “Ta mong muốn ngày lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa sẽ là nơi ẩn náu và nương tựa cho tất cả các linh hồn, và đặc biệt là những kẻ tội lỗi. Trong ngày lễ này, Ta sẽ mở tận đáy lòng thương xót của Ta ra. Những linh hồn sốt sắng đi xưng tội và rước Mình và Máu Thánh Chúa sẽ được nhận ơn tha thứ triệt để - cả tội lỗi lẫn hình phạt.” (số 699) “Những linh hồn hư mất vì bất chấp cuộc Khổ Nạn cay đắng của Ta. Ta ban cho họ niềm hy vọng cuối cùng để được cứu thoát; đó là, ngày lễ Kính Lòng Thương Xót. Nếu họ không tôn kính lòng thương xót của Ta, họ sẽ bị hủy diệt vĩnh viễn… hãy nói cho các linh hồn biết về lòng thương xót rất vĩ đại của Ta, bởi vì ngày đáng kinh sợ, ngày Ta đến để phán xét đã gần kề.” (số 965) Thế gian hãy thức tỉnh, và thống hối nhìn nhận những tội lỗi của mình, đây có thể là cơ hội cuối cùng để chúng ta được cứu rỗi.
Xin hãy liên lạc với nhà thờ Công Giáo tại vùng địa phương và sắp đặt thời giờ để đi xưng tội càng sớm càng tốt, nhờ đó chúng ta có thể luôn luôn sẵn sàng đón nhận Chúa Giêsu qua bí tích Thánh Thể, đặc biệt là trong ngày Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa, khi đó mọi tội lỗi lẫn hình phạt của chúng ta sẽ được Chúa hoàn toàn tha thứ!
Đọc thêm…
Comments
0 Comments

10 Điều Làm Ngay Bao Lâu Bạn Còn Sống

03:25 |
1. Cố gắng đi lễ mỗi nếu có thể.
2. Mỗi ngày gắng lần đủ 3 chuỗi Thương Xót nếu có thể.
3. Mỗi ngày gắng lần 3 chuỗi Mân Côi với Mầu Nhiệm 5 Sự Thương – Nếu có thể.
4. Đi Đàng Thánh Giá mỗi ngày nếu có thể.
5. Làm vài việc bác ái nào đó mỗi ngày nếu có thể.
6. Quyết tâm không nóng - giận - hờn ai.
7. Đi xưng tội ngay trong tuần này.
8. Đến ngày thứ 7 thì gắng suy niệm 7 sự thương khó của Đức Mẹ.
9. Ăn chay cả tuần – tùy theo sức khỏe và hoàn cảnh của mỗi người. Được ăn no để làm việc.
10. Mỗi ngày đều thưa với Chúa và Đức Mẹ những câu sau:
- Lạy Chúa và Mẹ - Xin tha thứ cho con. Vì con là kẻ có tội.
- Lạy Chúa và Mẹ - Xin thêm sức cho con. Vì con là kẻ yếu đuối.
- Lạy Chúa và Mẹ - Xin soi sáng cho con. Vì con là kẻ ngu dốt.


Đọc thêm…
Comments
0 Comments

Lời Chúa Chúa Nhật Mùa Chay Năm A

06:59 |

Lời Chúa

13/04/2014
Chúa Nhật Mùa Chay Năm A
Lễ Lá
Làm phép Lá:
BÀI PHÚC ÂM:  Mt  21, 1-11
"Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi các ngài đến gần Giêrusalem, vào địa hạt Bếtphaghê, giáp núi Cây Dầu, Chúa Giêsu sai hai môn đệ đi và bảo rằng: "Các con hãy đến làng trước mặt kia, sẽ gặp ngay một con lừa mẹ cột ở đó với con lừa con. Các con hãy mở dây, dẫn về đây cho Thầy; và nếu có ai bảo các con điều gì, thì hãy nói: Chúa cần đến chúng, và Ngài sẽ gởi trả lại ngay". Mọi việc này xảy ra để ứng nghiệm lời tiên tri đã phán:
"Các ngươi hãy bảo thiếu nữ Sion rằng: Kìa vua ngươi nhân ái đến cùng ngươi, ngồi trên lừa mẹ và lừa con, là con của con vật chở đồ".
Các môn đệ ra đi và làm theo lời Chúa Giêsu dạy bảo. Hai môn đệ dẫn lừa mẹ và lừa con về, trải áo lên mình chúng và đặt Chúa ngồi lên trên. Phần đông dân chúng trải áo xuống đường, kẻ khác thì chặt nhành cây trải lối đi. Dân chúng kẻ thì đi trước, người theo sau tung hô rằng: "Hoan hô con vua Đavit! Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến. Hoan hô trên các tầng trời!"
Khi Ngài vào thành Giêrusalem, thì cả thành phố náo động và nói rằng: "Người đó là ai vậy?" Dân chúng trả lời rằng: "Người ấy là Tiên tri Giêsu, xuất thân từ Nadarét, xứ Galilêa".  Đó là lời Chúa. 


THÁNH LỄ
BÀI ĐỌC I:  Is 50, 4-7
"Tôi đã không giấu mặt mũi tránh những lời nhạo cười, nhưng tôi biết tôi sẽ không phải hổ thẹn".

Trích sách Tiên tri Isaia.
Chúa đã ban cho tôi miệng lưỡi đã được huấn luyện, để tôi biết dùng lời nói nâng đỡ kẻ nhọc nhằn. Mỗi sáng Người đánh thức tôi, Người thức tỉnh tai tôi, để nghe lời Người giáo huấn. Thiên Chúa đã mở tai tôi, mà tôi không cưỡng lại và cũng chẳng thối lui. Tôi đã đưa lưng cho kẻ đánh tôi, đã đưa má cho kẻ giật râu; tôi đã không che giấu mặt mũi, tránh những lời nhạo cười và những người phỉ nhổ tôi. Vì Chúa nâng đỡ tôi, nên tôi không phải hổ thẹn; nên tôi trơ mặt chai như đá, tôi biết tôi sẽ không phải hổ thẹn.  Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA:  Tv 21, 8-9. 17-18a. 19-20. 23-24
Đáp:  Ôi Thiên Chúa! Ôi Thiên Chúa! sao Chúa đã bỏ con? (c. 2a)

1)  Bao người thấy con đều mỉa mai con, họ bĩu môi, họ lắc đầu: "Hắn tin cậy Chúa, xin Ngài cứu hắn, xin Ngài giải gỡ hắn, nếu Ngài yêu thương". - Đáp.
2) Đứng quanh con là đàn ưng khuyển, một lũ côn đồ bao bọc lấy con. Chân tay con chúng đều chọc thủng, con có thể đếm được mọi đốt xương con. - Đáp.
3) Phần chúng thì nhìn xem con và vui vẻ, đem y phục của con chia sẻ với nhau, còn tấm áo dài, thì chúng rút thăm. Phần Ngài, lạy Chúa, xin chớ đứng xa con, ôi Đấng phù trợ con, xin kíp ra tay nâng đỡ.    - Đáp.
4) Con sẽ tường thuật danh Chúa cho các anh em, giữa nơi công hội, con sẽ ngợi khen Người. "Chư quân là người tôn sợ Chúa, xin hãy ca khen Chúa. Toàn thể miêu duệ nhà Giacóp, hãy chúc tụng Người, hãy tôn sợ Người, hết thảy dòng giống Israel!" - Đáp.

 BÀI ĐỌC II:  Pl  2, 6-11
"Người đã tự hạ mình; vì thế Thiên Chúa đã tôn vinh Người".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Philipphê.
Chúa Giêsu Kitô, tuy là thân phận Thiên Chúa, đã không nghĩ phải giành cho được ngang hàng với Thiên Chúa; trái lại, Người huỷ bỏ chính mình mà nhận lấy thân phận tôi đòi, đã trở nên giống như loài người, với cách thức bề ngoài như một người phàm. Người đã tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để khi nghe tên Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất và trong địa ngục phải quỳ gối xuống, và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Chúa để Thiên Chúa Cha được vinh quang.  Đó là lời Chúa.

CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC ÂM:  Pl  2, 8-9
Chúa Kitô vì chúng ta, đã vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu.

 BÀI THƯƠNG KHÓ:  Mt 26, 14  -  27, 66  (bài dài)
"Sự Thương Khó Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta".

C. Bài Thương Khó Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, một trong nhóm Mười Hai, tên là Giuđa Iscariô, đi gặp các thượng tế và nói với họ:
S. "Các ông cho tôi bao nhiêu, tôi nộp Người cho các ông?" 
C. Họ liền ấn định cho ba mươi đồng bạc. Và từ đó, hắn tìm dịp thuận tiện để nộp Người. Ngày thứ nhất tuần lễ ăn bánh không men, các môn đệ đến thưa Chúa Giêsu rằng:
S. "Thầy muốn chúng con sửa soạn cho Thầy ăn Lễ Vượt Qua ở đâu?"
C. Chúa Giêsu đáp: 
LM: "Các con hãy vào thành, đến với một người kia nói rằng: Thầy bảo, giờ Ta đã gần, Ta sẽ mừng Lễ Vượt Qua với các môn đệ tại nhà ông".
C. Các môn đệ làm như Chúa Giêsu truyền và sửa soạn Lễ Vượt Qua. Chiều đến, Người ngồi bàn ăn với mười hai môn đệ. Và khi các ông đang ăn, Người nói: 
LM: "Thầy nói thật với các con: có một người trong các con sẽ nộp Thầy".
C. Môn đệ rất buồn rầu và từng người bắt đầu hỏi Người:
S. "Thưa Thầy, có phải con không?"
C. Người trả lời rằng:  
LM: "Kẻ giơ tay cùng chấm vào đĩa với Thầy, đó chính là kẻ nộp Thầy. Thực ra, Con Người sẽ ra đi như đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ sẽ nộp Con Người! Thà người
đó đừng sinh ra thì hơn!"

C. Giuđa, kẻ phản bội, cũng thưa Người rằng:
S. "Thưa Thầy, có phải con chăng?"
C. Chúa đáp: 
LM: "Đúng như con nói".
C. Vậy khi mọi người còn đang ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ mà phán: 
LM: "Các con hãy cầm lấy mà ăn, vì này là Mình Ta".
C. Đoạn Người cầm lấy chén, tạ ơn, rồi trao cho các môn đệ mà phán: 
LM: "Tất cả các con hãy uống chén này, vì này là Máu Ta, Máu Tân Ước, sẽ đổ ra cho nhiều người được tha tội. Thầy bảo các con: Từ nay, Thầy sẽ không còn uống chất nho này nữa cho đến ngày Thầy sẽ uống rượu mới cùng các con trong nước Cha Thầy".
C. Sau khi hát thánh vịnh, Thầy trò liền lên núi Ôliu. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo các ông: 
LM: "Tất cả các con sẽ vấp phạm vì Thầy trong chính đêm nay, vì có lời chép rằng: 'Ta sẽ đánh chủ chăn, và các chiên trong đoàn sẽ tan tác'. Nhưng sau khi Thầy sống lại, Thầy sẽ đến xứ Galilêa trước các con".
C. Phêrô liền thưa:
S. "Dù tất cả vấp phạm vì Thầy, riêng con, con sẽ không bao giờ vấp phạm".
C. Chúa Giêsu đáp: 
LM: "Thầy bảo thật con, chính đêm nay, trước khi gà gáy, con sẽ chối Thầy ba lần".
C. Phêrô lại thưa:
S. "Dù có phải chết cùng Thầy, con sẽ không chối Thầy".
C. Và tất cả các môn đệ cùng nói như vậy.

Rồi Chúa Giêsu cùng đi với các ông đến một chỗ gọi là Ghếtsêmani, và Người bảo các môn đệ: 
LM: "Các con hãy ngồi đây để Thầy đến đàng kia cầu nguyện".
C. Đoạn Chúa đưa Phêrô và hai người con ông Giêbêđê cùng đi, Người bắt đầu cảm thấy buồn bực và sầu não. Lúc ấy, Người bảo các ông: 
LM: "Linh hồn Thầy buồn sầu đến nỗi chết được; các con hãy ở lại đây và thức với Thầy".
C. Tiến xa hơn một chút, Người sấp mặt xuống, cầu nguyện và nói: 
LM: "Lạy Cha, nếu được, xin cho Con khỏi chén này! Nhưng đừng như ý Con muốn, một theo ý Cha muốn".
C. Người trở lại cùng các môn đệ và thấy các ông đang ngủ, liền nói với Phêrô:
LM: "Chẳng lẽ các con không thức cùng Thầy được lấy một giờ ư? Hãy tỉnh thức và cầu nguyện để khỏi lâm cơn cám dỗ: vì tinh thần thì lanh lẹ, nhưng xác thịt thì yếu đuối".
C. Rồi Người lại đi cầu nguyện lần thứ hai mà rằng: 
LM: "Lạy Cha, nếu chén này không thể qua đi được mà Con phải uống, thì xin theo ý Cha". 
C. Đoạn Người trở lại và thấy các ông còn ngủ, vì mắt các ông nặng trĩu. Người để mặc các ông và đi cầu nguyện lần thứ ba, vẫn lại những lời như trước. Sau đó Người trở lại với các môn đệ và bảo:
LM: "Bây giờ các con hãy ngủ và nghỉ ngơi đi! Này sắp đến giờ Con Người sẽ bị nộp trong tay những kẻ tội lỗi. Các con hãy chỗi dậy. Chúng ta hãy đi: này kẻ nộp Thầy đã tới gần".
C. Người còn đang nói, thì đây, Giuđa, một trong nhóm mười hai, và cùng với y có lũ đông mang gươm giáo gậy gộc, do các thượng tế và kỳ lão trong dân sai đến. Vậy tên nội công đã dặn họ ám hiệu này:
S. "Hễ tôi hôn người nào, thì đó chính là Người, các ông hãy bắt lấy".
C. Tức khắc Giuđa tới gần Chúa Giêsu và nói:
S. "Chào Thầy".
C. Và nó hôn Người. Nhưng Chúa Giêsu bảo: 
LM: "Hỡi bạn, bạn đến đây làm chi?"
C. Lúc đó chúng xông tới, tra tay bắt Chúa Giêsu. Ngay sau đó, một trong những người vẫn theo Chúa Giêsu, giơ tay rút gươm và chém tên đầy tớ thầy thượng tế đứt một tai. Chúa Giêsu liền bảo: 
LM: "Con hãy xỏ ngay gươm vào bao: vì tất cả những kẻ dùng gươm sẽ chết vì gươm. Nào con tưởng rằng Thầy không thể xin Cha Thầy và Ngài sẽ tức khắc gởi đến hơn mười hai cơ binh thiên thần sao? Mà như thế thì làm sao ứng nghiệm lời Kinh Thánh bảo: Sự thế phải như vậy?"
C. Lúc đó Chúa Giêsu nói cùng đám đông rằng: 
LM: "Các ngươi cầm gươm giáo gậy gộc đi bắt Ta như bắt tên cướp ư? Hằng ngày Ta ngồi trong đền thờ, giữa các ngươi, mà các ngươi không bắt Ta. Nhưng tất cả sự đó xảy ra là để ứng nghiệm lời các tiên tri đã chép".
C. Bấy giờ các môn đệ bỏ Người và chạy trốn hết.

Những kẻ đã bắt Chúa Giêsu điệu Người đến thầy thượng tế Caipha. Nơi đây các luật sĩ và kỳ lão đã hội họp. Phêrô theo Người xa xa cho tới dinh thầy thượng tế. Rồi ông vào trong dinh ngồi cùng bọn đầy tớ, xem việc xảy ra thế nào. Vậy các thượng tế và tất cả công nghị tìm chứng gian cáo Chúa Giêsu để lên án xử tử Người. Và họ đã không tìm được, mặc dù đã có một số đông chứng nhân ra mắt. Sau cùng, hai người làm chứng gian đến khai rằng:
S. "Người này đã nóiTa có thể phá đền thờ Thiên Chúa và xây cất lại trong ba ngày".
C. Bấy giờ thầy thượng tế đứng lên nói:
S. "Ông không trả lời gì về các điều những người này đã cáo ông ư?"
C. Nhưng Chúa Giêsu làm thinh, nên thầy thượng tế bảo Người:
S. "Nhân danh Thiên Chúa hằng sống, ta truyền cho ông hãy nói cho chúng ta biếtÔng có phải là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa không?"
C. Chúa Giêsu trả lời: 
LM: "Ông đã nói đúng. Nhưng Ta nói thật với các ông: rồi đây các ông sẽ xem thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng, và sẽ đến trên đám mây".
C. Bấy giờ thầy thượng tế xé áo mình ra và nói:
S. "Nó đã nói lộng ngôn! Chúng ta còn cần gì đến nhân chứng nữa? Đây các ngài vừa nghe lời lộng ngôn. Các ngài nghĩ sao?"
C. Họ đáp lại:
S. "Nó đáng chết!"
C. Bấy giờ chúng nhổ vào mặt Người, đấm đánh Người, lại có kẻ tát vả Người mà nói rằng:
S. "Hỡi Kitô, hãy bói xem, ai đánh ông đó?"
C. Còn Phêrô ngồi ở ngoài sân. Một đầy tớ gái lại gần và nói:
S. "Ông nữa, ông cũng đã theo Giêsu người xứ Galilêa". 
C. Nhưng ông chối trước mặt mọi người mà rằng:
S. "Tôi không hiểu chị muốn nói gì?"
C. Khi ông lui ra đến cổng, một đầy tớ gái khác thấy ông, liền nói với những người ở đó:
S. "Ông này cũng theo Giêsu người Nadarét".
C. Ông thề mà chối rằng:
S. "Tôi không biết người ấy".
C. Một lúc sau, mấy người đứng đó lại gần mà nói với Phêrô rằng:
S. "Đúng rồi, ngươi cũng thuộc bọn ấy. Vì chính giọng nói của ngươi tiết lộ tông tích ngươi".
C. Bấy giờ ông rủa mà thề rằng: ông không hề biết người ấy. Tức thì gà gáy. Phêrô nhớ lại lời Chúa Giêsu đã nói: "Trước khi gà gáy, con sẽ chối Ta ba lần", và ông ra ngoài khóc lóc thảm thiết.

Trời vừa sáng, các thượng tế và kỳ lão trong dân hội họp bày mưu giết Chúa Giêsu. Họ trói Người và điệu đi nộp cho tổng trấn Phongxiô Philatô. Bấy giờ Giuđa, kẻ nộp Người, thấy Người bị kết án thì hối hận, đem ba mươi đồng bạc trả lại cho các thượng tế và kỳ lão mà nói rằng:
S. "Tôi đã phạm tội vì nộp máu người công chính".
C. Nhưng họ trả lời:
S. "Can chi đến chúng tôi! Mặc kệ anh!"
C. Anh ta ném những đồng bạc đó vào trong đền thờ và ra đi thắt cổ. Các thượng tế lượm lấy bạc đó và nói:
S. "Không nên để bạc này vào kho vì là giá máu".
C. Sau khi bàn bạc, họ lấy tiền đó mua thửa ruộng của người thợ gốm làm nơi chôn cất những người ngoại kiều. Bởi thế, ruộng ấy cho đến ngày nay được gọi là Haselđama, nghĩa là ruộng máu. Như vậy là ứng nghiệm lời tiên tri Giêrêmia nói: "Chúng đã lấy ba mươi đồng bạc là giá do con cái Israel đã mặc cả mà bán Đấng cao trọng. Và họ mang tiền đó mua ruộng của người thợ gốm như lời Chúa đã truyền cho tôi".

Vậy Chúa Giêsu đứng trước quan tổng trấn, và quan hỏi Người rằng:
S. "Ông có phải là Vua dân Do-thái không?"
C. Chúa Giêsu đáp: 
LM: "Ông nói đúng!"
C. Nhưng khi các thượng tế và kỳ lão tố cáo Người thì Người không trả lời chi cả. Bấy giờ Philatô bảo Người:
S. "Ông không nghe thấy tất cả những điều họ tố cáo ông sao?"
C. Chúa Giêsu cũng không đáp lại về một điều nào, khiến quan tổng trấn hết sức ngạc nhiên.

Vào mỗi dịp lễ trọng, quan tổng trấn có thói quen phóng thích cho dân một người tù tuỳ ý họ xin. Lúc ấy có một phạm nhân nổi tiếng tên là Baraba. Vậy Philatô nói với dân chúng đã tụ tập lại đó rằng:
S. "Các ngươi muốn ta phóng thích ai, Baraba hay Giêsu mà người ta vẫn gọi là Kitô?"
C. Quan biết rõ chỉ vì ghen ghét mà chúng đã nộp Người. Vậy trong khi quan ngồi xét xử, bà vợ sai người nói cùng quan rằng:
S. "Xin ông đừng can thiệp gì đến vụ người công chính ấy, vì hôm nay trong một giấc chiêm bao, tôi đã phải đau khổ rất nhiều vì người ấy".
C. Nhưng các thượng tế và kỳ lão xúi giục dân xin tha Baraba và giết Chúa Giêsu. Quan lại lên tiếng hỏi họ:
S. "Trong hai người đó các ngươi muốn ta phóng thích ai?"
C. Họ thưa:
S. "Baraba!"
C. Philatô hỏi:
S. "Vậy đối với Giêsu gọi là Kitô, ta phải làm gì?"
C. Họ đồng thanh đáp:
S. "Đóng đinh nó đi!" 
C. Quan lại hỏi:
S. "Nhưng người này đã làm gì nên tội?"
C. Chúng càng la to:
S. "Đóng đinh nó đi!"
C. Bấy giờ Philatô thấy mất công, lại thêm náo động, nên ông lấy nước rửa tay trước mặt dân chúng và nói:
S. "Ta vô can về máu người công chính này, mặc kệ các ngươi".
C. Toàn dân đáp:
S. "Hãy để cho máu nó đổ trên chúng tôi và trên con cái chúng tôi".
C. Bấy giờ quan phóng thích Baraba cho họ, còn Chúa Giêsu thì trao cho họ đánh đòn, rồi đem đi đóng đinh vào thập giá.

Bấy giờ lính tổng trấn liền điệu Chúa Giêsu vào trong công đường và tập họp cả cơ đội lại chung quanh Người. Họ lột áo Người ra, khoác cho Người một áo choàng đỏ, rồi quấn một vòng gai đặt trên đầu Người và trao vào tay mặt Người một cây sậy, họ quỳ gối trước mặt Người mà nhạo báng rằng:
S. "Tâu vua dân Do-thái!"
C. Đoạn họ khạc nhổ vào Người và lấy cây sậy đập trên đầu Người. Khi đã chế nhạo Người xong, họ lột áo choàng đỏ ra, mặc y phục cũ lại cho Người và điệu Người đi đóng đinh vào thập giá. Lúc đi ra, họ gặp một người thành Xyrênê tên là Simon, liền bắt ông vác đỡ thánh giá cho Người.
Họ đi đến một nơi gọi là Golgotha, nghĩa là Núi Sọ. Họ cho Người uống rượu hoà với mật đắng, Người chỉ nếm qua nhưng không muốn uống. Khi đã đóng đinh Người trên thập giá rồi, họ rút thăm chia nhau áo Người, để ứng nghiệm lời tiên tri rằng: "Chúng đã chia nhau áo Ta, còn áo ngoài của Ta, chúng đã bắt thăm". Rồi họ ngồi lại canh Người. Họ cũng đặt trên đầu Người bản án viết như sau: Người này là Giêsu, vua dân Do-thái. Lúc ấy, cùng với Người, họ đóng đinh hai tên trộm cướp, một tên bên hữu, một tên bên tả.

Những người đi ngang qua, lắc đầu chế diễu Người và nói:
S. "Kìa, ngươi là kẻ phá đền thờ và xây cất lại trong ba ngày, hãy tự cứu mình đi, nếu là Con Thiên Chúa, thì hãy xuống khỏi thập giá đi!"
C. Các thượng tế cùng luật sĩ và kỳ lão cũng chế nhạo Người rằng:
S. "Nó đã cứu được kẻ khác mà không cứu nổi chính mình! Nếu nó là vua dân Do-thái, thì bây giờ hãy xuống khỏi thập giá đi để chúng ta sẽ tin nó. Nó đã trông cậy Thiên Chúa, nếu Ngài thương nó thì bây giờ Ngài hãy cứu nó, vì nó nói"Ta là Con Thiên Chúa!"
C. Cả những tên cướp bị đóng đinh trên thập giá với Người cũng nhục mạ Người như thế. Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín, khắp cả xứ đều tối tăm mù mịt. Vào khoảng giờ thứ chín thì Chúa Giêsu kêu lớn tiếng:
LM: "Eli, Eli, lema sabachtani!"
C. Nghĩa là:
LM: "Lạy Chúa con, lạy Chúa con! sao Chúa bỏ con!"
C. Có mấy người đứng đó nghe vậy nói rằng:
S. "Nó gọi tiên tri Elia".
C. Lập tức một người trong bọn chạy đi lấy một miếng bọt biển, nhúng đầy dấm và cuốn vào đầu cây sậy và đưa lên cho Người uống. Nhưng có kẻ lại bảo:
S. "Hãy chờ xem Elia có đến cứu nó không?"
C. Đoạn Chúa Giêsu lại kêu lên lớn tiếng và trút hơi thở.
(Quỳ gối thinh lặng thờ lạy trong giây lát)

Bỗng nhiên màn đền thờ xé ra làm đôi từ trên xuống dưới, đất chuyển động, đá nứt ra. Các mồ mả mở tung và xác của nhiều vị thánh đã qua đời được sống lại. Và sau khi Chúa sống lại, họ ra khỏi mồ, vào thành thánh và hiện ra cùng nhiều người. Còn viên sĩ quan và những kẻ cùng ông canh giữ Chúa Giêsu, thấy đất chuyển động và các sự xảy ra, thì thất kinh sợ hãi và nói:
S. "Đúng người này là Con Thiên Chúa".
C. Ở đó cũng có nhiều phụ nữ đứng xa xa; họ là những người đã theo giúp Chúa Giêsu từ xứ Galilêa. Trong số đó có Maria Mađalêna, Maria mẹ của Giacôbê và Giuse, và mẹ các người con của Giêbêđê.

Tới chiều có một người giàu sang quê ở Arimathia tên là Giuse, cũng đã làm môn đệ Chúa Giêsu, ông đi gặp Philatô và xin xác Chúa Giêsu. Bấy giờ Philatô truyền giao xác cho ông. Vậy ông Giuse lấy xác, liệm trong một khăn sạch, và đặt trong mồ mà ông đã cho đục trong đá, rồi ông lăn một tảng đá lớn lấp cửa mồ lại và ra về. Còn Maria Mađalêna và bà Maria kia cùng ngồi đó nhìn vào mộ.
Hôm sau, tức là sau ngày chuẩn bị mừng lễ, các thượng tế và biệt phái đến dinh Philatô trình rằng:
S. "Thưa ngài, chúng tôi nhớ, lúc sinh thời tên bịp bợm ấy có nói'Sau ba ngày, Ta sẽ sống lại'. Vậy xin ngài truyền lệnh cho canh mộ đến ngày thứ ba, kẻo môn đệ nó lấy trộm xác rồi phao đồn với dân chúng rằng:Người đã từ cõi chết sống lại! Và như thế, sự gian dối này lại còn tai hại hơn trước".
C. Philatô trả lời:
S. "Các ông đã có lính canh thì cứ đi mà canh như ý".
C. Họ liền đi và đóng ấn niêm phong tảng đá và cắt lính canh giữ mồ.   Đó là lời Chúa.
_________________________
Hoặc đọc bài vắn nàyMt 27, 11-54
C. Khi ấy, Chúa Giêsu đứng trước tổng trấn †Phongxiô Phi-latô, và quan hỏi Người rằng:
S. "Ông có phải là Vua dân Do-thái không?"
C. Chúa Giêsu đáp:
LM: "Ông nói đúng!"
C. Nhưng khi các thượng tế và kỳ lão tố cáo Người thì Người không trả lời chi cả. Bấy giờ Philatô bảo Người:
S. "Ông không nghe thấy tất cả những điều họ tố cáo ông sao?"
C. Chúa Giêsu cũng không đáp lại về một điều nào, khiến quan tổng trấn hết sức ngạc nhiên.

Vào mỗi dịp lễ trọng, quan tổng trấn có thói quen phóng thích cho dân một người tù tuỳ ý họ xin. Lúc ấy có một phạm nhân nổi tiếng tên là Baraba. Vậy Philatô nói với dân chúng đã tụ tập lại đó rằng:
S. "Các ngươi muốn ta phóng thích ai, Baraba hay Giêsu mà người ta vẫn gọi là Kitô?"
C. Quan biết rõ chỉ vì ghen ghét mà chúng đã nộp Người. Vậy trong khi quan ngồi xét xử, bà vợ sai người nói cùng quan rằng:
S. "Xin ông đừng can thiệp gì đến vụ người công chính ấy,vì hôm nay trong một giấc chiêm bao, tôi đã phải đau khổ rất nhiều vì người ấy". 
C. Nhưng các thượng tế và kỳ lão xúi giục dân xin tha Baraba và giết Chúa Giêsu. Quan lại lên tiếng hỏi họ:
S. "Trong hai người đó các ngươi muốn ta phóng thích ai?"
C. Họ thưa:
S. "Baraba!"
C. Philatô hỏi:
S. "Vậy đối với Giêsu gọi là Kitô, ta phải làm gì?"
C. Họ đồng thanh đáp:
S. "Đóng đinh nó đi!" 
C. Quan lại hỏi:
S. "Nhưng người này đã làm gì nên tội?"
C. Chúng càng la to:
S. "Đóng đinh nó đi!"
C. Bấy giờ Philatô thấy mất công, lại thêm náo động, nên ông lấy nước rửa tay trước mặt dân chúng và nói:S. "Ta vô can về máu người công chính này, mặc kệ các ngươi".
C. Toàn dân đáp:
S. "Hãy để cho máu nó đổ trên chúng tôi và trên con cái chúng tôi".
C. Bấy giờ quan phóng thích Baraba cho họ, còn Chúa Giêsu thì trao cho họ đánh đòn, rồi đem đi đóng đinh vào thập giá.

Bấy giờ lính tổng trấn liền điệu Chúa Giêsu vào trong công đường và tập họp cả cơ đội lại chung quanh Người. Họ lột áo Người ra, khoác cho Người một áo choàng đỏ, rồi quấn một vòng gai đặt trên đầu Người và trao vào tay mặt Người một cây sậy, họ quỳ gối trước mặt Người mà nhạo báng rằng:
S. "Tâu vua dân Do-thái!"
C. Đoạn họ khạc nhổ vào Người và lấy cây sậy đập trên đầu Người. Khi đã chế nhạo Người xong, họ lột áo choàng đỏ ra, mặc y phục cũ lại cho Người và điệu Người đi đóng đinh vào thập giá. Lúc đi ra, họ gặp một người thành Xyrênê tên là Simon, liền bắt ông vác đỡ thánh giá cho Người.

Họ đi đến một nơi gọi là Golgotha, nghĩa là Núi Sọ. Họ cho Người uống rượu hoà với mật đắng, Người chỉ nếm qua nhưng không muốn uống. Khi đã đóng đinh Người trên thập giá rồi, họ rút thăm chia nhau áo Người, để ứng nghiệm lời tiên tri rằng: "Chúng đã chia nhau áo Ta, còn áo ngoài của Ta, chúng đã bắt thăm". Rồi họ ngồi lại canh Người. Họ cũng đặt trên đầu Người bản án viết như sau: "Người này là Giêsu, vua dân Do-thái". Lúc ấy, cùng với Người, họ đóng đinh hai tên trộm cướp, một tên bên hữu, một tên bên tả.

Những người đi ngang qua, lắc đầu chế diễu Người và nói:
S. "Kìa, ngươi là kẻ phá đền thờ và xây cất lại trong ba ngày, hãy tự cứu mình đi, nếu là Con Thiên Chúa, thì hãy xuống khỏi thập giá đi!"
C. Các thượng tế cùng luật sĩ và kỳ lão cũng chế nhạo Người rằng:
S. "Nó đã cứu được kẻ khác mà không cứu nổi chính mình! Nếu nó là vua dân Do-thái, thì bây giờ hãy xuống khỏi thập giá đi để chúng ta sẽ tin nó. Nó đã trông cậy Thiên Chúa, nếu Ngài thương nó thì bây giờ Ngài hãy cứu nó, vì nó nói"Ta là Con Thiên Chúa!"
C. Cả những tên cướp bị đóng đinh trên thập giá với Người cũng nhục mạ Người như thế. Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín, khắp cả xứ đều tối tăm mù mịt. Vào khoảng giờ thứ chín thì Chúa Giêsu kêu lớn tiếng: 
LM: "Eli, Eli, lamma sabachtani!"
C. Nghĩa là: 
LM: "Lạy Chúa con, lạy Chúa con! sao Chúa bỏ con!"
C. Có mấy người đứng đó nghe vậy nói rằng:
S. "Nó gọi tiên tri Elia".
C. Lập tức một người trong bọn chạy đi lấy một miếng bọt biển, nhúng đầy dấm và cuốn vào đầu cây sậy và đưa lên cho Người uống. Nhưng có kẻ lại bảo:
S. "Hãy chờ xem Elia có đến cứu nó không?"
C. Đoạn Chúa Giêsu lại kêu lên lớn tiếng và trút hơi thở.
(Quỳ gối thinh lặng thờ lạy trong giây lát)

Bỗng nhiên màn đền thờ xé ra làm đôi từ trên xuống dưới, đất chuyển động, đá nứt ra. Các mồ mả mở tung và xác của nhiều vị thánh đã qua đời được sống lại. Và sau khi Chúa sống lại, họ ra khỏi mồ, vào thành thánh và hiện ra cùng nhiều người. Còn viên sĩ quan và những kẻ cùng ông canh giữ Chúa Giêsu, thấy đất chuyển động và các sự xảy ra, thì thất kinh sợ hãi và nói:
S. "Đúng người này là Con Thiên Chúa".  
Đó là lời Chúa.
Đọc thêm…
Comments
0 Comments